Hướng dẫn lắp hệ thống lọc hồ cá koi đúng kỹ thuật

Thiết kế hồ cá koi cần phải cẩn trọng vì cá koi là một trong những loài cá ưa sạch sẽ và đòi hỏi môi trường sống cao nên bạn cần phải lắp đặt hệ thống lọc nước để đảm bảo nguồn nước luôn trong sạch để cá được sống khỏe mạnh. Vậy hệ thống lọc hồ cá koi gồm có những thiết bị gì? Nguyên lý hoạt động ra sao? Cách lắp đặt như thế nào? Cùng tham khảo bài viết dưới đây để có được câu trả lời chuẩn xác.

loc ho ca koi 9 800x529 1
Lọc hồ cá koi đúng kỹ thuật giúp ích rất nhiều cho sự sống và phát triển của cá koi

Vai trò quan trọng khi thiết kế hệ thống lọc hồ cá koi

Thông thường mặt nước ngoài trời chỉ một vài ngày đã xảy ra hiện tượng lắng cặn, đổi màu hoặc bám rêu, chưa kể khi nuôi cá sẽ có thêm nhiều chất thải khiến nước nhanh bị vẩn đục hơn. Do đó, bạn cần phải thiết kế một hệ thống lọc cho hồ cá koi để đảm bảo nguồn nước luôn được trong sạch.

Tầm quan trọng của việc thiết kế hệ thống lọc hồ cá koi là:

  • Làm sạch nguồn nước và tạo môi trường sống thuận lợi cho cá sinh trưởng và phát triển một cách khỏe mạnh.
  • Giữ cho nước trong hồ luôn được trong sạch giúp đem đến tính thẩm mỹ cao cho hồ cá, đồng thời giúp cho việc ngắm nhìn cá bơi lội cũng dễ dàng hơn.
  • Loại bỏ rác, bụi bẩn và các chất độc hại có trên mặt hồ.
  • Hút hết các cặn bã, chất thải và thức ăn dư thừa lắng đọng dưới đáy hồ.
  • Tiết kiệm được thời gian vệ sinh và dọn dẹp hồ cá cũng như hạn chế được tối đa chi phí khi cải tạo hồ cá.

 

loc ho ca koi 1 800x529 1
Hướng dẫn lắp hệ thống lọc hồ cá koi đúng kỹ thuật

Hệ thống lọc hồ cá koi tiêu chuẩn gồm những gì ?

Để đảm bảo quá trình lọc nước được diễn ra hiệu quả thì khi thiết kế hệ thống lọc hồ cá koi cần phải có những thiết bị sau đây:

 Bộ phận hút

Bộ phận hút có tác dụng làm sạch và giữ vệ sinh cho bề mặt hồ và dưới đáy hồ. Bộ phận này gồm có hút đáy và hút mặt.

  • Hút đáy: 

Bộ phận này thường được đặt ở điểm sâu nhất của hồ chính và nối thông với một bể chứa (ngăn lắng). Khi đặt bộ phận hút đáy bạn cần phải nghiên cứu kỹ diện tích hồ, điểm đặc và kích thước hút đáy để đem lại hiệu quả cao nhất.

loc ho ca koi 2 800x529 1
Phần hút đáy hồ cá koi

  • Hút mặt: 

Bộ phận này được xem là một bộ phận hỗ trợ chống tràn vì khi mực nước dâng lên cao nó sẽ hút bớt để không bị tràn ra ngoài. Khi đặt bộ phận hút mặt bạn cũng cần phải tính toán mực nước cẩn thận để đem lại hiệu quả cao.

 

loc ho ca koi 3 800x529 1
Thiết bị hút mặt hồ cá koi

Ngoài ra, hút mặt còn thu thập các vật thể nhẹ trôi nổi trên mặt nước như lá khô, cỏ, phấn hoa…có tác dụng làm sạch các váng nổi và làm tăng khả năng trao đổi oxy trên bề mặt và phân tán vào nguồn nước.

 Bộ phận đẩy

Bộ phận đẩy có nhiệm vụ đẩy nước và tạo dòng nước trong hồ cá. Các dòng nước được tạo bởi hệ thống này sẽ có tác dụng:

  • Tạo môi trường có nồng độ oxy ổn định để cá koi dễ thở và dễ sống hơn.
  • Hỗ trợ đẩy các cặn bã, chất thải về vị trí đặt hút đáy.
  • Hỗ trợ đẩy các cặn bẩn nổi trên mặt nước về vị trí đặt hút mặt.
  • Hòa tan các chất dinh dưỡng vào trong nước hoặc thuốc chữa bệnh cho cá.
  • Tạo thói quen di chuyển và điểm đậu của cá để có thể dễ dàng ngắm nhìn đàn cá koi ở một vị trí.
  • Đẩy nước lên thác nước để tạo dòng chảy từ trên xuống dưới (nếu có).
loc ho ca koi 5 800x529 1
Sơ đồ lọc cho hồ cá koi.

 Bộ phận lọc

Bộ phận lọc là bộ phận quan trọng nhất của hệ thống lọc cá koi có nhiệm vụ giữ cho nước luôn sạch sẽ và loại bỏ các chất thải, cặn bẩn có trong hồ.. Bộ phận lọc có thể phân chia thành 3 kiểu cơ bản sau:

  • Lọc cơ học (lọc thô):

Lọc cơ học thường sử dụng các loại vật liệu như bông, chổi lọc, bùi nhùi để làm sạch nguồn nước. Các vật liệu này chỉ có tác dụng làm trong nước về mặt thị giác và không làm thay đổi về tính chất hóa học. Nước sẽ được dẫn vào bộ lọc, các cặn bã sẽ được giữ lại ở các vật liệu và nước trong sẽ quay lại hồ.

  • Lọc hóa học:

Lọc hóa học có tác dụng loại lọc, loại bỏ mùi, màu và hợp chất hóa học có trong nước. Các vật liệu được dùng để lọc hóa học là matrix, than hoạt tính, cát mangan, cát thạch anh…Nước sau khi được xử lý sơ bộ sẽ đi qua bộ phận lọc hóa học để loại bỏ các kim loại nặng, tạp chất độc hại mà hệ thống lọc thô không sử lý được.

 

  • Lọc sinh học:

Lọc sinh học là cách nuôi dưỡng và sản sinh ra các vi khuẩn có lợi để giảm độc tố có trong nước. Bạn có thể trồng các loại cây sen, súng…hoặc sử dụng các loại vật liệu hiện đại mới như sứ lọc, bóng nhựa, hạt Kaldnes…để lọc nước trong hồ. Cách này thường được dùng cho các hồ cá lớn, vừa che nắng vừa cung cấp oxy và tạo hệ sinh thái đẹp mắt cho hồ.

loc ho ca koi 6 800x529 1
Hồ cá koi được thiết kế có thác nước chảy.

 

 Bộ phận xả

Bộ phận xả sẽ bao gồm hai việc là xả cạn hồ nước và xả cặn bẩn do cá thải ra trong quá trình sinh sống:

  • Xả cặn:

Nước sau khi qua hút đáy sẽ được chảy vào một bể chứa (ngăn lắng). Ở đây các chất thải thô và cặn bã sẽ được lắng xuống và nước sẽ được lọc sơ bộ và chuyển sang ngăn tiếp theo. Khi các chất thải tại ngăn lắng đã đầy thì cần đưa qua một ống xả để đẩy hết các cặn ra ngoài.

  • Xả cạn hồ nước:

Xả cạn hồ nước là bộ phận được dùng để hút toàn bỏ nước trong hồ ra bên ngoài để tiện cho việc dọn dẹp vệ sinh hoặc sửa chữa các hư hại liên quan đến kết cấu của hồ.

Các thiết bị hỗ trợ khác

Ngoài ra, hệ thống lọc hồ cá koi hoàn chỉnh còn cần đến một số thiết bị hỗ trợ khác như:

  • Máy bơm:

Máy bơm là một trong những thiết bị không thể thiếu trong hệ thống lọc nước. Nhưng tùy vào kích thước và thể tích của hồ chính mà bạn cần phải chọn loại máy bơm có công suất cho phù hợp.

 

loc ho ca koi 7 800x529 1
Máy bơm dùng để hỗ trợ quá trình lọc nước trong hồ cá koi.
  • Máy tạo oxy:

Thiết bị này được dùng để sủi tạo thêm oxy cho hồ nước, đặc biệt các hồ cá nhỏ sẽ dễ bị thiếu oxy dẫn đến việc cá phải thường xuyên ngoi lên bề mặt để hô hấp. Sử dụng máy tạo oxy cho hồ sẽ giúp tạo thêm oxy vào trong nước giúp hạn chế được tình trạng cá bị ngạt nước.

 

  • Đèn chiếu sáng:

Đèn chiếu sáng sử dụng cho hồ cá koi thường là các dạng đèn âm nước có chỉ số bảo vệ IP68. Hệ thống đèn trang trí này sẽ tạo điểm nhấn ấn tượng và biến không gian hồ cá koi trở nên đẹp mắt và lung linh hơn.

 

  • Đèn UV:

Đèn UV là loại đèn có cấu tạo tương tự như đèn huỳnh quang và thường phát ra tia sáng cực tím có khả năng diệt khuẩn, mầm tảo hoặc mầm rêu. Nhờ đó mà hồ cá luôn được sạch sẽ và hạn chế các loại bệnh xảy ra ở cá koi.

 

Nguyên lý hoạt động hệ thống lọc nước hồ cá koi

Nguyên lý hoạt động của một hệ thống lọc nước hồ cá koi sẽ trải qua 3 giai đoạn đó chính là: hút nước và lọc thô, lọc tinh, kết thúc quá trình lọc và đẩy nước sạch về hồ.

 

 

ho ca koi sau bao nhieu la phu hop
Mẫu hồ cá koi được thiết kế đơn giản đẹp mắt.

Giai đoạn hút nước và lọc thô

Nước trên mặt hồ và các loại cặn bẩn dưới đáy sẽ được hút qua 2 bộ phận hút đáy và hút mặt sau đó sẽ đưa qua đường ống và chuyển đến ngăn lắng. Một phần rác và chất thải nhẹ trên bề mặt sẽ được giữ lại ở hút mặt. Còn ngăn lắng sẽ thực hiện nhiệm vụ lắng lọc cặn bẩn và chất thải của cá ở khu vực đáy hồ.

Khi chất thải đi qua bể lọc thì sẽ đi qua hệ thống lọc thô. Tại đây, một phần chất thải sẽ được giữ lại ở các vật liệu lọc và một phần khác sẽ lắng xuống đáy của bể chứa. Sau đó, các chất thải ở đáy ngăn lọc sẽ được đưa ra ngoài nhờ vào bộ phận xả đáy và nước được lọc sơ bộ sẽ được chuyển qua giai đoạn lọc tinh.

 

 

loc ho ca koi 8 800x529 1
Giai đoạn hút nước và lọc thô giúp loại bỏ một phần chất thải có trong hồ. 
Hướng dẫn lắp hệ thống lọc hồ cá koi đúng kỹ thuật

Giai đoạn lọc tinh

Sau khi trải qua quá trình hút nước và lọc thô thì các tạp chất lớn và cặn bã cơ bản đã được giữ lại. Nhưng một số thành phần như nhớt cá, chất thải của cá hòa tan trong nước và chất độc hại sẽ không bị loại bỏ. Chính vì vậy, cần phải nhờ vào các vật liệu của giai đoạn lọc tinh như sứ lọc, nham thạch để loại bỏ hết các chất đó.

Quá trình hoạt động của giai đoạn lọc tinh thường sẽ sử dụng các vi sinh vật có lợi để phân hủy các chất hữu cơ có kích thước nhỏ còn sót lại trong quá trình lọc thô. Sau khi kết thúc giai đoạn này thì nước trong hồ cơ bản sẽ được làm sạch 70 – 80%.

3.3. Giai đoạn kết thúc quá trình lọc và đẩy nước sạch về hồ

Trước khi đẩy nước sạch về hồ chính thì nước sẽ được đưa qua bồn chứa than hoạt tính để loại bỏ hết chất thải còn sót lại. Sau đó, máy bơm sẽ hút nước sạch từ bể lọc và đẩy nước về hồ chính theo các hướng:

  • Hướng 1: Đẩy dưới đáy để tạo dòng nước đưa các chất thải ở những góc xa về gần vị trí hút đáy.
  • Hướng 2: Đẩy trên bề mặt để tạo dòng nước đưa rác và chất thải nhẹ nổi trên mặt nước về gần vị trí hút mặt.

 

loc ho ca koi 9 800x529 1
Quy trình lọc tiêu chuẩn của một hệ thống lọc hồ cá koi.
  • Hướng 3: Đẩy nước lên hòn non bộ để tạo thác và cung cấp oxy vào trong nước giúp cho cá hô hấp dễ dàng hơn.
  • Hướng 4: Thổi luồng để tạo hướng bơi và điểm đậu cho cá koi. Cần phải điều chỉnh tạo dòng hợp lý thì mới định vị đường hướng bơi và tạo ra những điểm đậu để ngắm nhìn đàn cá dễ dàng hơn.

Hướng dẫn lắp đặt hệ thống lọc hồ cá koi đúng kỹ thuật

Hướng dẫn lắp đặt hệ thống hồ cá koi đúng kỹ thuật đơn giản tại nhà mà ai cũng có thể làm được:

 Chuẩn bị nguyên liệu

Bạn cần chuẩn bị các dụng cụ và nguyên liệu sau để tiến hành lắp đặt hệ thống lọc hồ cá koi:

  • 3 cái thùng nhựa có kích thước chiều dài 64cm x chiều rộng 39cm x chiều cao 24cm;
  • 5 tấm bùi nhùi J-mart;
  • 2 tấm bông lọc;
  • 1 bao đá nham thạch;
  • 1 thùng sứ lọc dạng thanh.

Các bước thực hiện

  • Bước 1: Setup tầng lọc thứ 1

Đây là tầng lọc cuối cùng để đưa nước sạch trở về hồ. Ở tầng này, phần đáy thùng cần phải khoan nhiều lỗ để nước thoát ra cũng như đảm bảo lượng nước khi về hồ không bị tràn.

Bạn có thể khoan nhiều lỗ tròn to để tạo giàn mưa, rạch ngang thùng một hình chữ nhật để nước chảy thành thác tạo nguồn oxy mạnh, hoặc khoang 1 lỗ to nối ống nhựa cho nước chảy về hồ đồng thời giảm được tiếng ồn.

Cách sắp xếp tầng 1 của bộ lọc như sau:

  • Đặt 1 tấm bùi nhùi ở dưới đáy;
  • Đặt 1 bao nham thạch lên trên bùi nhùi;
  • Đặt 1 tấm bùi nhùi đậy lại trên cùng để giảm tiếng ồn và làm nơi trú ngụ cho vi sinh vật và lọc cặn bã.

 

  • Bước 2: Setup tầng lọc thứ 2

Ở tầng thứ 2 bạn cũng cần phải khoan lỗ ở đáy thùng để nước có thể chảy ra. Cách sắp xếp tầng 2 của bộ lọc như sau:

  • Đặt 1 tấm bùi nhùi dưới đáy;
  • Xếp 48 thanh sứ lọc theo các hàng ngang – dọc đan xen chồng lên nhau hoặc đập gãy và xếp dạng lồi lõm, khúc khuỷu;
  • Đặt 1 tấm bùi nhùi phủ lên trên cùng.

 

  • Bước 3: Setup tầng lọc thứ 3

Đây là tầng trên cùng có nhiệm vụ tiếp nhận nguồn nước và tiến hành lọc thô. Tầng này có cách bố trí và khoan lỗ gần giống tầng 2, tuy nhiên có thay đổi một chút. Vẫn là 1 tấm bùi nhùi được đặt ở dưới đáy nhưng bên trên sẽ được thay thế bằng 2 lớp bông lọc.

Bên cạnh đó, bạn nên thiết kế thêm một ống nước ở đầu vào để xé nước thành dòng nhỏ tràn đều trên bề mặt của thanh lọc.

 

 

Bước 4: Làm giá đỡ và vận hành lọc nước cho hồ cá

Vị trí để đặt bộ lọc cho hồ thường sẽ nằm ở góc và cuối hồ cá. Sau khi đã bố trí các tầng lọc theo đúng thứ tự thì bước tiếp theo bạn cần làm là thiết kế khung giá đỡ cho các thùng nhựa này. Hệ thống khung đỡ cần phải đảm bảo vững chắc để các thùng chứa không bị đổ.

Thêm vào đó, bạn cần phải lắp đặt thêm  máy bơm và đường ống để vận hành toàn bộ hệ thống. Nếu hệ thống lọc nước hoạt động hiệu quả thì nước trong hồ sẽ luôn trong tình trạng sạch sẽ và không bị vẩn đục hay có mùi khó chịu.

Một số thiết kế hệ thống lọc hồ cá koi đơn giản tại nhà

Nếu bạn đang muốn thiết kế hệ thống lọc hồ cá koi đơn giản tại nhà thì có thể tham khảo một số thiết kế sau để có thêm ý tưởng:

loc ho ca koi 12 800x529 1
Mẫu thiết kế hệ thống lọc nước hồ cá koi đơn giản dễ thực hiện ngay tại nhà mà không tốn quá nhiều chi phí.

 

 

 

 

loc ho ca koi 800x529 1
Mẫu thiết kế hệ thống lọc nước hồ cá koi đơn giản nhưng đảm bảo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật.

Lắp đặt một hệ thống lọc nước cho hồ cá koi là một việc làm rất cần thiết. Nhờ vào hệ thống này sẽ giúp tạo ra được một môi trường sống sạch sẽ cho những chú cá koi sinh trưởng và phát triển tốt nhất.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *