99+ Mẫu thiết kế tiểu cảnh giếng trời đẹp phong thủy

Từ lâu, giếng trời là một mô hình không gian giúp ngôi nhà trở nên thông thoáng, dễ chịu cũng như thu hút được vượng khí từ thiên nhiên để cải thiện phong thủy của gia đình. Chính vì thế mà mô hình này được rất nhiều người lựa chọn cho ngôi nhà của mình. Vậy làm sao để xây dựng một không gian tiểu cảnh giếng trời phù hợp. Dưới đây, Sân Vườn Đẹp xin được chia sẽ kinh nghiệm thiết kế tiểu cảnh giới trời sao cho đúng chuẩn nhất.

Giếng trời là gì? Nên đặt giếng trời trong nhà hay không

Ngày này trong những ngôi nhà hiện đại, đặc biệt là ở các thành phố lớn thì sẽ dễ dàng hình ảnh không gian tiểu cảnh giếng trời. Có thể dễ dàng nhận ra rằng, ở những không gian bị hạn chế, bị bó buộc về nhiều mặt thì sự có mặt của giếng trời trong ngôi nhà lại trở nên quan trọng hơn hết.

Giếng trời là khoảng không gian kéo dài từ mái xuống phần trệt theo phương thẳng định. Giếng trời từ lâu được xem là một tiêu chuẩn thiết kế, một giải pháp kiến trúc cho những ngôi nhà có diện tích hạn chế và được xem là một xu hướng trong xây dựng hiện đại.

Tiểu cảnh thác nước

button 9

Tuy nhiên, thiết kế giếng trời là không bắt buộc, vì vậy có thể có hoặc không. Có thể nhiều người vẫn đang cân nhắc việc có nên xây dựng và thiết giếng trời trong ngôi nhà của mình hay không. Và để trả lời cho câu hỏi này, bạn nên xem xét các lợi ích mà nó mang lại.

  • Nếu bạn đang sinh sống ở các thành phố lớn và phần diện tích đất để xây nhà là hạn chế thì nên xem xét việc xây dựng giếng trời. Giếng trời sẽ giúp thông gió và lấy ánh sáng tự nhiên bên ngoài vào cho ngôi nhà. Ngoài ra, giếng trời sẽ đem lại nhiều khí tốt để đảm bảo được vận khí cũng như phong thủy cho ngôi nhà.
  • Giếng trời là một thiết kế không gian đem lại thẩm mỹ cao, đôi khi giếng trời chính là điểm nhấn ấn tượng nhất cho ngôi nhà của bạn.
  • Giếng trời tạo ra năng lượng ôn hòa do sự cân bằng giữa ánh sáng và gió lấy từ bên ngoài. Từ đó tạo sự thoải mái và đem lại những năng lượng tích cực cho gia chủ.
  • Giếng trời sẽ ăn gian không gian, tạo cảm giác rằng căn nhà có diện tích lớn hơn so với diện tích thật của nó. Nhờ vậy mà bất cứ ai khi nào ngôi nhà đều thấy thư thái và không quá âm u, tù túng.
Giếng trời  là gì? Nên đặt giếng trời trong nhà hay không?
Giếng trời  là gì? Nên đặt giếng trời trong nhà hay không?

Gợi ý lựa chọn tiểu cảnh giếng trời hợp phong thủy trong nhà

Việc lựa chọn tiểu cảnh giếng trời trong nhà sao cho hợp phong thủy là điều quan trọng bất nhất. Theo văn hóa Á Đông, khi xây dựng bất cứ không gian nào hay sắp xếp nội thất đều phải cân nhắc đến yếu tố phong thủy. Với phong thủy tốt, gia chủ sẽ gặp được nhiều điều tốt và ngược lại, nếu phong thủy xấu sẽ mang lại nhiều tai ương và xui xẻo. Dưới đây là gợi ý về phong thủy cho tiểu cảnh giếng trời trong nhà.

Gợi ý chọn tiểu cảnh giếng trời hợp phong thủy trong nhà
Gợi ý chọn tiểu cảnh giếng trời hợp phong thủy trong nhà

Giếng trời đặt ở trung cung

Vị trí được xem là tốt nhất để đặt giếng trời là giữa ngôi nhà với mục đích lấy sáng, lấy không khí và gió từ bên ngoài để mang lại sự cân bằng về phong thủy cho ngôi nhà. Đặt giếng trời giữa nhà còn được gọi là phong thủy trung cung (trung tâm) của không gian nhà. Đây được xem là nơi thuộc hành Thổ và cân bằng với các hành khác theo các nguyên tắc như sau:

  • Hỏa thăng – Thủy giáng – Thổ bình hòa
  • Mộc chuyển – Kim Ẩn – Thổ trung dung

Theo nguyên tắc, phong thủy của giếng trời thì 4 hành Kim, Mộc, Thủy, Hỏa đều lấy Thổ làm cầu nối. Gia chủ có thể tăng giảm hoặc tương tác các hành với nhau qua các yếu tố khác như: màu sắc, kiểu dáng, vật liệu… để tạo nên được một không gian cân bằng nhất về phong thủy.

Giếng trời đặt ở trung cung
Giếng trời đặt ở trung cung

Giếng trời không đặt ở trung cung

Nếu trường hợp giếng trời không đặt ở vị trí trung cung (trung tâm) thì có thể đặt ở các vị trí khác để đảm bảo phong thủy như:

  • Sửa góc khuyết của ngôi nhà qua việc đặt giếng trời ở góc. Lúc này nên kết hợp với các thiết kế tiểu cảnh sân vườn để tạo ra sự cân bằng về sinh khí
  • Có thể bố trí thêm không gian hồ nước nhỏ hoặc vừa hoặc nước chảy trên tường để tăng Thủy, giảm sự nóng bức cho ngôi nhà bên cạnh việc lấy ánh sáng. Như vậy giếng trời sẽ cân bằng hơn.
  • Nếu đặt giếng trời ở phòng ăn (hành Mộc) thì nên bố trí tiểu cảnh theo dạng ống, thẳng và có mái che để Mộc sinh Hỏa. Đồng thời nên bố trí thêm cây cảnh, suối nước để tạo tương sinh về phong thủy (Thủy sinh Mộc).
  • Giếng trời có mái đặt ở nhà ngôi nhà thấp tầng sẽ phù hợp đặt ở những vị trí gần phòng thờ. Nơi đây vừa hạn chế được việc không gian phía trước tác động mà vừa tiện cho việc lấy sinh khí tốt cho việc thờ cúng.
  • Nếu đặt giếng trời tại phòng ngủ thì hãy thiết kế thiên về tính Thủy và Mộc tương sinh với những màu sáng. Ngoài ra, cây cối và nước sẽ giúp không gian sinh động hơn, gần gũi với thiên nhiên hơn và tạo được sinh khí tốt, nâng cao sức khỏe.
Giếng trời đặt ở cạnh tường
Giếng trời đặt ở cạnh tường

Nguyên tắc thiết kế tiểu cảnh giếng trời trong nhà

Dưới đây là các nguyên tắc thiết kế tiểu cảnh đẹp và hợp phong thủy.

Vị trí

Theo các chuyên gia về phong thủy, giếng trời không nên đặt ở hướng Bắc vì đây là hướng không tốt, dễ mang lại tai họa, đặc biệt là ảnh hưởng đến sức khỏe. Ngược lại, các vị trí hướng và cung còn lại đều phù hợp để đặt giếng trời, đem lại được may mắn và những điều tốt lành cho gia chủ. Vì vậy, trước khi xây dựng hãy tìm hiểu thật kỹ hướng và nếu không chắc chắn thì hãy nhớ đến những chuyên gia về phong thủy để nhận được sự tư vấn.

Giếng trời là nơi hấp thụ các nguyên khí đến từ thiên nhiên, vũ trụ nên phải tránh tiếp Hình Sát, thay vào đó sẽ tiếp hình Quý nhân, Mộc, Mã, Thái cực. Đặc biệt, Thái cực là nơi tôn quý nhất bởi bất cứ ngôi nhà nào mà hấp thụ được Thái cực sẽ mang lại cho gia chủ được sinh minh mẫn, thông tuệ, phát huy sự sáng tạo đồng thời tránh được bệnh tật và tai họa.

Kích thước

Theo lời khuyên của các kiến trúc sư thì kích thước giếng trời phù hợp hiện nay sẽ thường là từ 4m2 đến 6m2. Kích thước này đã được tính toán kỹ lượng và thi công trên nhiều không gian nhà và đảm bảo được giếng sẽ không làm ảnh hưởng đến không gian thiết kế chung của ngôi nhà. Bên cạnh đó, kích thước này vừa đủ để đem lại không gian thông thoáng, thoải mái và hợp phong thủy cho ngôi nhà.

Theo phân tích, nhiệt độ và ánh sáng của ngôi nhà sẽ chịu ảnh hưởng bởi giếng trời, và với kích thước 4m2 đến 6m2 sẽ đảm bảo được quy tắc xây giếng phải nhỏ hơn 5% diện tích sàn của ngôi nhà (với nhà có nhiều cửa sổ) và nhỏ hơn 15% diện tích sàn (với nhà có ít cửa sổ). Ngoài ra, diện tích phù hợp được các chuyên gia tư vấn là khoảng 450 x 450.

Hình ảnh

Nguyên tắc thiết kế tiểu cảnh giếng trời trong nhà
Nguyên tắc thiết kế tiểu cảnh giếng trời trong nhà

Giếng trời ngoài đóng vai trò hấp thụ vượng khí cho ngôi nhà có đóng vai trò là điểm nhấn về thẩm mỹ của ngôi nhà. Tiểu cảnh giếng trời đẹp nên được thiết kế sao phù hợp với kiến trúc chung của ngôi nhà, vừa có thể tạo được tính tương sinh. Ví dụ, ngôi nhà thuộc Kim thì thiết kế giếng trời nên là hình Thổ hoặc hình Kim (hình vuông hoặc hình tròn). Nếu nhà có hình Hỏa, Mộc thì giếng trời nên có hình Mộc (hình chữ nhật).

Thiết Kế Tiểu Cảnh Sân Vườn Biệt Thự

button 9

Những điều cần biết khi thiết kế tiểu cảnh giếng trời

Những điều cần biết khi thiết kế giếng trời
Những điều cần biết khi thiết kế giếng trời

Lên ý tưởng

Điều cần lưu ý đầu tiên khi tiến hành thi công giếng trời thì hãy chắc chắn về một ý tưởng phù hợp nhất, bởi đây là không gian thiết kế về dài hạn. Và cũng bởi nó gắn bó với gia đình bạn về mặt lâu dài nên một giếng trời đẹp là điều cốt lõi. Và để có một tiểu cảnh giếng trời đẹp, hãy lên ý tưởng thật cũ thể. Lên ý tưởng là khâu đầu tiên cũng như là khâu quan trọng nhất, là nền tảng cho việc triển khai thiết kế cảnh quan sân vườn sau này.

Chuẩn bị vật liệu

Bước thứ 2 cần phải lưu ý là chọn vật liệu cho tiểu cảnh giếng trời. Hãy dựa vào ý tưởng ở bước 1 để xem nên cần chuẩn bị những vật liệu gì. Hãy nhớ rằng, việc chuẩn bị kỹ lưỡng sẽ giúp quá trình xây dựng trở nên trơn tru hơn và sẽ sớm hoàn thành hơn.

Chất liệu để thi công

Hãy chú ý chọn những vật liệu vừa đẹp mà vừa phù hợp với khả năng tài chính của bạn. Vật liệu tốt sẽ cho ra sản phẩm tốt với điều kiện tài chính phù hợp. Và hãy nhớ, chọn vật liệu cũng phải dựa vào phong thủy.

Những sai lầm khi xây giếng trời

Giếng trời gây ra tiếng ồn

Kiểu thiết kế giếng trời thường gây ra tiếng ồn là kiểu tường giếng trời phẳng. Về bản chất, giếng trời là một cái ống và sẽ truyền được âm thanh một cách vang và rõ. Như vậy khi một người đứng ở tầng dưới nói chuyện thì người ở các tầng phía trên sẽ nghe rất rõ và điều này làm mất sự riêng tư.

Để tránh tình trạng này thì nên không nên thiết kế giếng theo kiểu làm phẳng và trơn. Thay vào đó hãy tạo độ nhám qua việc dùng sơn gai, ốp đá tự nhiên, gạch thẻ để có thể triệt tiêu âm thanh.

Mái che giếng trời quá mỏng

Hãy lưu ý rằng giếng trời của bạn không được thiết kế với mái che quá mỏng vì ánh nắng sẽ chiếu thẳng vào nhà và gây ảnh hưởng đến chất lượng sinh hoạt của gia đình và có thể làm hỏng các vật dụng trong nhà. Và hơn nữa, những mùa nóng bức thì mái che mỏng không phải là một ý tưởng tốt đúng không nào?

Hệ thống lan can thấp và có khe hở

Với hệ thống nhà thông tầng thì giếng trời sẽ tạo nên chiều sâu hun hút, chính vì vậy gia chủ cần thiết kế và xây dựng sao cho đảm bảo được an toàn. Với các thiết kế có lan can, hãy đảm bảo chiều sâu của giếng và các khe hở, đặc biệt là nhà có trẻ nhỏ bởi vì nếu đảm bảo được độ an toàn, trẻ sẽ không thể trèo qua các phần ngăn cách.

Những sai lầm khi xây giếng trời
Những sai lầm khi xây giếng trời

Như vậy, sanvuondep.net.vn vừa chia sẻ đến bạn những thông tin liên quan đến việc tiểu cảnh giếng trời đẹp. Ngày nay với các không gian nhà hiện đại thì giếng trời gần như là không gian không thể thiểu bởi các công dụng mà nó mang lại

Sân Vườn Đẹp – CÔNG TY TNHH KINH DOANH THƯƠNG MẠI NỘI THẤT SÀI GÒN HOME

  • Địa chỉ: 59/42/8 Đỗ Thúc Tịnh, Phường 12, Quận Gò Vấp, TP.HCM
  • Hotline: 0974.31.22.38
  • Email: sanvuondepnetvn@gmail.com
  • Website: https://sanvuondep.net.vn/
  • Fanpage: www.facebook.com/thietketieucanhsanvuondep/

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *